• Giám đốc giao nhiệm vụ cho các CBNV cử kỹ sư tư vấn giám sát thi công.
  • CBNV sẽ xem xét các hồ sơ của gói thầu tư vấn giám sát cùng toàn bộ số hồ sơ pháp lý của công trình, nếu gặp phải vấn đề cần đề xuất ngay với ban giám đốc để giải quyết.
  • Khi không còn vấn đề nào về hồ sơ, tiến hành tập hợp nghiên cứu nội dung trong hồ sơ, hiện trường và xác định các biểu mẫu sẽ áp dụng khi giám sát.
  • Người chịu trách nhiệm giám sát chính sẽ lập kế hoạch cho công việc và phân công từng nhiệm vụ cho các giám sát viên.
  • Tiếp theo đó là quá trình thống nhất giữa giám sát thi công và chủ đầu tư cùng nhà thầu thi công về: Biện pháp thi công; Tiến độ thi công; Vật liệu đầu vào cùng các điều kiện để thực hiện được từng công việc cụ thể.

Cán bộ chịu trách nhiệm giám sát sẽ tiến hành công việc giám sát theo những kế hoạch đã thống nhất trước đó.

– Kiểm tra phần điều kiện khởi công công trình theo quy định trong luật.

– Kiểm tra lại sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công cơ điện với hồ sơ thầu và hợp đồng bao gồm:

  • Kiểm tra về bộ phận nhân lực và những thiết bị thi công của nhà thầu cơ điện đưa vào công trình;
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống quản lý về chất lượng của nhà thầu thi công.
  • Kiểm tra giấy phép về sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có đảm bảo yêu cầu an toàn làm việc không.
  • Kiểm tra chất lượng các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm phục vụ trong thi công hệ thống cơ điện, bao gồm:
  • Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của những phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả đã kiểm định chất lượng thiết bị của những tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào thi công.
  • Trong quá trình kiểm tra, nếu có bất cứ nghi ngờ về các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu hay thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cơ điện cung cấp thì báo lên chủ đầu tư để thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình.

Quá trình kiểm tra và giám sát thi công gồm:

  • Kiểm tra các biện pháp thi công đã giải trình của nhà thầu thi công;
  • Kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên và có hệ thống quá trình nhà thầu thi công cơ điện triển khai các công việc tại hiện trường. Đồng thời cần phải ghi nhật ký giám sát đầy đủ hoặc biên bản kiểm tra theo đúng quy định.
  • Xác nhận bản vẽ hoàn công;
  • Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định.
  • Tập hợp và kiểm tra lại những tài liệu phục vụ cho nghiệm thu công việc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu khi hoàn thành từng hạng mục của công trình và khi hoàn thành công trình.
  • Nếu phát hiện sai sót hay bất hợp lý về thiết kế cần phải điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế cơ điện điều chỉnh trong thời gian sớm nhất;
  • Tổ chức thẩm tra lại chất lượng những bộ phận hay hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình khi có bất cứ nghi ngờ nào về chất lượng;
  • Chủ trì và phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắc hoặc phát sinh trong khi thi công cơ điện cho công trình.
  • Giám đốc, tổ Quản lý kỹ thuật của Công ty  thành lập tổ kiểm tra để thanh tra công việc tư vấn giám sát của các giám sát viên.
  • Giám sát chính sẽ lập Báo cáo hoàn thành và gửi cho lãnh đạo Công ty kiểm tra trước khi gửi báo cáo này cho chủ đầu tư xem xét.
  • Phía Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Công ty và các thành phần khác có liên quan sẽ tiến hành nghiệm thu bàn giao để đưa công trình vào sử dụng theo Biên bản bàn giao đã thống nhất trước đó.

Trên đây là quy trình giám sát thi công hệ thống cơ điện chung cho hầu hết các công trình lớn nhỏ. Tuỳ thuộc vào tính chất của công trình mà biên bản và quá trình giám sát sẽ thay đổi sao cho phù hợp nhất, nhưng trên cơ bản là sẽ thực hiện theo các bước nên trên.

Hi vọng với một vài chia sẻ trên, nhà thầu thi công hệ thống cơ điện sẽ nắm rõ được các quy trình nhằm chuẩn bị đầy đủ và chi tiết giúp quá trình giám sát được thuận lợi hơn.

NHẬN EMAIL- SỐ ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ TƯ VẤN