CÁCH LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Sau khi bạn đã lựa chọn được cho gia đình mình chiếc máy phát điện phù hợp thì trước khi vận hành máy các bạn cần chú ý tới  để đấu nối với hệ thống điện nhà mình sao cho đúng, mời các bạn CÁCH LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH tham khảo một số ý kiến dưới đây :

CÁCH LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH.
– Chọn vị trí đặt máy phát điện : trước tiên bạn cần tìm một nơi an toàn để có thể  LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN, máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng gió, không ẩm ướt bạn nên có ít nhất 15 m2 bề mặt bằng phẳng và Không được đặt máy phát điện trong nhà (tránh tích tụ khí carbon monoxide) khi vận hành nhằm tránh gây ngộ độc khí thải cho người sử dụng.

– Không sử dụng máy phát điện khi trời mưa, và nếu có sử dụng đặt máy ngoài trời phải có mái che đảm bảo máy phát điện khô giáo.

– Đối với máy phát điện đặt cố định, vỏ máy phải được tiếp đất bằng cáp mềm nhiều ruột với bảng đồng tiếp đất và tùy theo loại máy, chọn tiết diện cáp tiếp đất cho phù hợp (nhưng tiết diện nhỏ nhất≥ 16mm2) và điện trở tiếp đất của máy phải đạt trị số < 5Ω.

– Xác định vị trí hộp cầu dao trong nhà của bạn và gạt vị trí cầu dao sang vị trí không sử dụng điện lưới . Hãy chắc rằng tất cả các thiết bị chuyển mạch chuyển sang bên cạnh đều hiển thị “off”.

– Sau khi LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN xong nên kiểm tra máy phát điện trước khi vận hành.

– Nổ máy và để máy chạy không tải một thời gian, điều chỉnh điện áp từ từ bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay). Việc tăng tải máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy tăng lên đột ngột.

– Sau Khi đã lắp đặt máy phát điện xong và chuyển sang sử dụng, chúng ta nên nối trực tiếp các thiết bị cần sử dụng vào với nguồn điện của máy phát vì như vậy có thể hạn chế được rất nhiều lượng tải sử dụng bị hao phí và tránh được hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu máy phát điện. Đồng thời khi lắp đặt, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS) nhằm tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới đột ngột có trở lại.

BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN


I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1.Kiểm tra các công tác xây dựng liên quan đến công tác lắp đặt máy phát đã được thực hiện

2.Chuẩn bị biện pháp an toàn:

Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng
Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ – nếu có yêu cầu
Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan và mặt nạ hàn
Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay, dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công
Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn
Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu)
3.Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết:

Kích thước vị trí đế móng cho máy phát, tủ điện, bồn dầu, hố thu dầu, tháp giải nhiệt bơm nước cho tháp
Bố trí thiết bị, và mặt cắt
Chi tiết giá đỡ cho thiết bị: cho ống giảm thanh, ống khói theo trục thẳng đứng, máng điện, đường ống nước giải nhiệt, chân đứng cho bồn dầu, ống dầu…
Chi tiết lắp đặt kết nối vào máy phát
Bản vẽ kết hợp với hệ thống khác: đèn ổ cắm, thông gió…
4.Chuẩn bị vật tư:

Theo danh mục vật tư liên quan đến ống khói:
+ Ống thép đen, bích nối, giá đỡ ống và phụ kiện ống
+ Nối mềm, ống giảm thanh, bu-lông nối…
+ Vật liệu cách nhiệt, lưới thép bọc, áo nhôm, sơn chịu nhiệt…
Theo danh mục vật tư liên quan đến hệ cung cấp nhiên liệu (dầu chạy máy):
+ Ống thép đen, phụ kiện, bồn dầu, van, đồng hồ đo mức…
Theo danh mục vật tư liên quan đến hệ giải nhiệt
Theo danh mục liên quan đến hệ thống điện:
+ Tủ điện
+ Máng cáp điện/ ống luồn cáp các loại
+ Cáp điện + phụ kiện cần thiết
Hệ treo hoặc gia công các chi tiết giá đỡ máng/ống
5.Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn

Pa-lăng, dây cáp thép và con đội phù hợp với trọng lượng lắp đặt và điều kiện thi công.
Xe nâng, bàn rùa hoặc con lăn thép Ø25-60mm L=0.3-1,2m, xà ..
Máy hàn điện, máy cắt, máy mài, máy khoan cầm ..
Dụng cụ thi công.
Thiết bị đo: máy kinh vỹ, thước, thủy bình, thước ngắm…
Thiết bị đo điện: Ohm kế và Volt kế (VOM), đồng hồ đo cách điện 500V/1000V…
II. LẮP ĐẶT

1.Công tác nền móng:

Dùng máy kinh vỹ/ thước/ thước ngắm định vị và đánh dấu vị trí bệ máy/ giá đỡ.
Kiểm tra cao độ và mặt phẳng của bệ máy bằng thước ngắm.
2.Di chuyển và đặt máy lên bệ: Tùy vào trọng lượng máy và điều kiện lắp đặt mà có thể áp dụng các biện pháp lắp đặt khác nhau

Dùng xe nâng để di chuyển hoặc dùng rùa thép hoặc con lăn kết hợp với xà beng xeo bẩy hoặc kéo bằng pa-lăng để đưa máy vào vị trí trên bệ máy. Sử dụng con đội kết hợp với tà vẹt gỗ để nâng/ hạ máy.
Phải nâng máy vượt lên trên các bu-lông móng máy. Căn chỉnh bằng thép tấm để bộ giảm rung và đế máy đặt trên bệ phải bằng phẳng, sử dụng thước thủy bình để kiểm tra

Di chuyển máy phát vào vị trí lắp đặt

Luôn bịt kín các đầu ống nối từ máy ra các hệ thống ngoài (dầu, nước, ống xả…) trong suốt quá trình lắp máy cho đến khi kết nối máy với các hệ thống này thì tấm bịt mới được mở
Cách ly cáp điện nối vào bộ Ắc-quy.
3.Lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu (dầu chạy máy)

Thùng nhiên liệu: phải được neo trên móng bê tông hoặc lắp trên đế sắt và có che chắn.
Thùng phải được điều chỉnh nghiêng về phía van xả cặn để đảm bảo thu đầu được trong trường hợp cần sửa chữa.
Trên thùng dầu chuẩn bị sẵn van phao hoặc đồng hồ đo mức dầu và có đường thông hơi cho bồn dầu cũng như ống xả tràn để đảm bảo thu đầu được trong trường hợp bị tràn.
Lắp đường ống dầu: Lấy dấu, khoan lắp/ hàn giá đỡ và lắp ống. Ống dầu phải được trang bị đủ van và lọc dầu, tạo độ dốc về nguồn cấp để thu hồi dầu.

Lắp đặt hệ thống cấp nhiên liệu

4.Lắp hệ thống giải nhiệt:

Lấy dấu, khoan/ hàn lắp giá đỡ và đường ống nước giải nhiệt. Đầu ống phải có valve cổng để cách
Lắp tháp giải nhiệt:
+ Kiểm tra độ bằng phẳng và chính tâm cho tháp
+ Kiểm tra có đường nước bù
+ Kiểm tra hoạt động của motor quạt
Lắp bơm giải nhiệt:
+ Kiểm tra đầy đủ giảm rung, nối mềm, van cổng, van 1 chiều
+ Kiểm tra xem ro-to bơm có kẹt không và sửa chữa
Ống gió:
+ Lắp giá đỡ, ống, chống ồn, van gió 1 chiều…
+ Kiểm tra cao độ ống, độ kín của các mối nối
5.Lắp hệ ống khói:

Lấy dấu, khoan lắp bu-lông neo/ hàn giá đỡ, và lắp đặt giá đỡ ống
Lắp ống, hàn nối/ siết bu lông giữ
Kiểm tra mối nối (mối hàn/ lực siết bu-lông nối)
Kiểm tra cách nhiệt ống khói (đủ độ dày bông cách nhiệt, lưới bao cách nhiệt), áo nhôm không biến dạng, không rách…, đinh tán áo nhôm chắc chắn…)
6.Kết nối hệ điện vào máy:

Lắp tủ điều khiển, đấu dây nguồn, đấu dây điều khiển.
Lắp ắc-quy, châm dung dịch, đấu nối dây vào tủ điều khiển.
III. KIỂM TRA CHẠY THỬ

Mời nhân viên kỹ thuật của nhà cung cấp đến công trường kiểm tra trước khi chạy máy
Đo kiểm tra điện áp bình ắc-quy và sạc điện lại nếu cần
Kiểm tra chức năng điều khiển và kết nối với mạch ngoài
Chuẩn bị đủ dầu và nước chạy máy, dầu nhớt…
Kiểm tra thông mạch, cách điện hệ thống cáp, thanh cái và CB đầu nguồn
Lắp hệ thống vỏ giảm thanh cho máy
Chuẩn bị đủ tải để chạy máy theo chỉ dẫn của nhà cung cấp
Chạy thử máy theo hướng dẫn và có sự chứng kiến của Nhà sản xuất

NHẬN EMAIL- SỐ ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ TƯ VẤN